Chứng nhận Đồng và hợp kim đồng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5838:1994
Ngày 21/08/2024 - 08:08Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm dạng thanh, thỏi, ống và profin (gọi tắt là sản phẩm) từ nhôm và hợp kim nhôm thông dụng, sản xuất bằng cách ép đùn.
1. Phân loại
+ Sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm được sản xuất từ hai nhóm vật liệu sau:
Nhóm 1 gồm:
Nhôm không hợp kim hóa;
Hợp kim AIMn;
Hợp kim AIMg với hàm lượng Mg ≤ 2,8%
Hợp kim AIMgSi.
Nhóm 2 gồm:
Hợp kim AIMg với hàm lượng Mg > 2,8%:
Hợp kim AICuMg;
Hợp kim AI ZnMg.
Mác hợp kim thông dụng của nhóm một và nhóm hai được quy định trong phụ lục A.
+ Trạng thái nhiệt luyện của sản phẩm do cơ sở sản xuất và nơi đặt hàng thỏa thuận quy định và ghi rõ trong đơn hàng (kể cả không nhiệt luyện).
2. Yêu cầu kỹ thuật
+ Tính chất cơ lý của sản phẩm được qui định trong TCVN 5839-1994.
+ Hình dạng và kích thước của thanh được qui định trong các tài liệu kỹ thuật hoặc bản vẽ chế tạo.
+ Thành phần hóa học được qui định trong các tiêu chuẩn về mác của nhôm và hợp kim nhôm.
+ Sai lệch giới hạn về kích thước và hình dạng của sản phẩm được qui định trong các tiêu chuẩn:
TCVN 5840-1994
TCVN 5841-1994
TCVN 5842-1994
+ Không cho phép có các khuyết tật gây ảnh hưởng xấu tới mục đích sử dụng cũng như việc che dấu các khuyết tật đó của sản phẩm.
Cho phép loại trừ các khuyết tật bề mặt nhưng phải đảm bảo được sai lệch giới hạn về kích thước
3. Phương pháp thử
+ Lấy mẫu
Mẫu:
Địa điểm lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để tiến hành thử tính chất cơ lý theo TCVN 0197-85.
Mẫu được lấy theo chiều dọc nếu không có sự thỏa thuận nào khác giữa cơ sở sản xuất và tiêu thụ.
Số lượng mẫu:
Lượng mẫu tối thiểu được lấy như sau:
Đối với sản phẩm có đường kính hoặc chiều dầy ≤ 10 mm, lấy một mẫu cho mỗi lô ≤1000kg;
Đối với sản phẩm có đường kính hoặc chiều dầy lớn hơn 10 - 50mm, lấy một mẫu cho mỗi lô ≤ 2000kg.
Đối với sản phẩm có đường kính hoặc chiều dầy ≥ 50mm, lấy một mẫu cho mỗi lô ≤ 3000kg.
Lô được chấp thuận nếu tất cả các chỉ tiêu đánh giá trên mẫu thử đều đạt yêu cầu qui định.
Nếu một chỉ tiêu không đạt yêu cầu qui định, được phép lấy mẫu thử lại lần hai, với số lượng mẫu gấp đôi (trong đó có một mẫu lấy cùng loại sản phẩm chọn ở lần một). Kết quả lần hai là kết quả cuối cùng. Chỉ một chỉ tiêu không đạt yêu cầu qui định, lô bị loại bỏ.
+ Thử tính chất cơ lý
Thử kéo tiến hành theo qui định của TCVN 197-85.
Cho phép tiến hành các phương pháp thử khác theo thỏa thuận của hai bên được ghi rõ trong đơn hàng.
+ Thử tính chất hóa học
Xác định thành phần hóa học theo các phương pháp qui định trong các tiêu chuẩn hiện hành.
+ Thông số kích thước
Kiểm tra thông số kích thước bằng dụng cụ đo có độ chính xác đáp ứng các yêu cầu về kích thước và sai lệch giới hạn về kích thước, trong điều kiện nhiệt độ môi trường sản xuất hoặc phòng thử nghiệm. (Trong trường hợp tranh chấp, kiểm tra thông số kích thước sẽ được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ từ 15oC đến 25 oC).
+ Chất lượng bề mặt
Kiểm tra chất lượng bề mặt bằng mắt thường.
4. PHỤ LỤC A
Nhôm và hợp kim nhôm thông dụng được sản xuất với các mác sau:
+ Nhóm 1:
AI99,5 | AlMg2 |
AI99,0 | AlMg2.5 |
AI99,0Cu | AlMgSi |
AIMn1 | AlMg0,7Si |
AIMn1Cu | AlSi1MgMn |
AIMg1(B) | AlSiMg(A) |
AIMg 1,5(C) | AlMg1SiCu |
+ Nhóm 2:
AIMg3 | AICu4MgSi |
AIMg3Mn | AICu4Mg1 |
AIMg3,5 | AICu4SiMg |
AIMg4 | AICu6Mn |
AIMg4,5Mn0,7 | AIZn4,5Mg1 |
AIMg5Cr | AIZn5,5MgCu |
AICu2,5Mg | AIZn4Mg1,5Mn |
AICu6BiPb | AIZn6MgCuMn |
AICu4PbMg | AIZn6MgCuZr |
AIZn4,5Mg1,5Mn |
Chú thích: Nhóm 1 thường có sai lệch giới hạn hẹp hơn nhóm 2.
5. NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM – DẠNG THANH HÌNH TRÒN, VUÔNG, SÁU CẠNH – SAI LỆCH KÍCH THƯỚC VÀ HÌNH DẠNG
Tiêu chuẩn này áp dụng cho nhôm và hợp kim thông dụng dạng thanh có mặt cắt tròn, vuông, hình sáu cạnh được sản xuất bằng cách ép đùn có đường kính hoặc chiều rộng của mặt cắt từ 10 mm đến 200 mm.
+ Các yêu cầu chung và tính chất cơ lý đối với các thanh được quy định trong TCVN 5838 : 1994 và TCVN 5839 : 1994.
+ Thanh nhôm và hợp kim nhôm được sản xuất theo TCVN 5838 : 1994.
+ Sai lệch giới hạn đường kính và chiều rộng mặt cắt phải phù hợp với Bảng 1.
Bảng 1 – Sai lệch giới hạn kích thước
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính hoặc chiều rộng mặt cắt | Sai lệch giới hạn | |
Nhóm 1 | Nhóm 2 | |
Từ 10 đến 18 | ± 0,22 | ± 0,35 |
Lớn hơn 18 đến 25 | ± 0,25 | ± 0,40 |
Lớn hơn 25 đến 40 | ± 0,30 | ± 0,45 |
Lớn hơn 40 đến 50 | ± 0,35 | ± 0,55 |
Lớn hơn 50 đến 65 | ± 0,40 | ± 0,60 |
Lớn hơn 65 đến 80 | ± 0,50 | ± 0,75 |
Lớn hơn 80 đến 100 | ± 0,60 | ± 0,90 |
Lớn hơn 100 đến 120 | ± 0,70 | ± 1,1 |
Lớn hơn 120 đến 150 | ± 0,85 | ± 1,3 |
Lớn hơn 150 đến 180 | ± 1,0 | ± 1,5 |
Lớn hơn 180 đến 200 | ± 1,1 | ± 1,7 |
CHÚ THÍCH Nhóm 1 và nhóm 2 được phân theo Điều 2.
+ Độ tròn của thanh cắt mặt tròn
Độ tròn là hiệu đường kính lớn nhất và đường kính nhỏ nhất được đo trong cùng một mặt cắt. Độ tròn cho phép là sai lệch giới hạn đường kính được quy định trong Bảng 1.
+ Bán kính góc lượn của thanh có mặt cắt vuông và hình sáu cạnh được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Bán kính góc lượn lớn nhất
Kích thước tính bằng milimét
Chiều rộng mặt cắt | Bán kính góc lượn lớn nhất | |
Nhóm 1 | Nhóm 2 | |
Từ 10 đến 18 | 1,0 | 2,0 |
Lớn hơn 18 đến 30 | 1,2 | 2,5 |
Lớn hơn 30 đến 50 | 1,5 | 3,0 |
Lớn hơn 50 đến 80 | 1,8 | 3,5 |
Lớn hơn 80 đến 120 | 2,0 | 4,0 |
Lớn hơn 120 đến 150 | 2,5 | 5,0 |
Lớn hơn 150 đến 500 | 3,0 | 6,0 |
+ Thanh được cung cấp bởi chiều dài quy ước theo thỏa thuận giữa cơ sở sản xuất và đặt hàng. Sai lệch giới hạn của chiều dài thanh được quy định trong Bảng 3.
Độ vuông góc của mặt cắt ra phải trong sai lệch giới hạn chiều dài quy ước.
Bảng 3 - Sai lệch chiều dài quy ước
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính hoặc chiều rộng của mặt cắt | Sai lệch giới hạn chiều dài | |||||
Đến 250 | Lớn hơn 250 đến 1000 | Lớn hơn 1000 đến 2000 | Lớn hơn 2000 đến 5000 | Lớn hơn 5000 đến 8000 | Lớn hơn 8000 | |
Từ 10 đến 30 | +2 | +4 | +5 | +5 | +7 | Theo thỏa thuận |
0 | 0 | 0 | 0 | 0 | ||
Lớn hơn 10 đến 50 | +2 | +4 | +5 | +6 | +7 | |
0 | 0 | 0 | 0 | 0 | ||
Lớn hơn 50 đến 120 | +2,5 | +5 | +6 | +7 | +8 | |
0 | 0 | 0 | 0 | 0 | ||
Lớn hơn 120 đến 200 | +3 | +6 | +7 | +8 | + 10 | |
0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
+ Sai lệch độ thẳng được quy định trong Bảng 4.
Các sai lệch độ thẳng h1i và h2i được đo theo Hình 1.
Bảng 4 - Sai lệch độ thẳng
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính hoặc chiều rộng của mặt cắt | Sai lệch độ thẳng | |
Cho 1000 mm chiều dài (l1), h1 | Cho 300 mm bất kỳ (l2), h2 | |
Từ 80 đến 120 | 2 | 1 |
Lớn hơn 80 đến 120 | 3 | 1,5 |
Lớn hơn 120 đến 200 | 4 | 2 |
Hình 1 - Đo sai lệch độ thẳng
+ Sai lệch độ xoắn của thanh có mặt cắt vuông và hình sáu cạnh được quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 - Sai lệch độ xoắn
Kích thước tinh bằng milimét
Chiều rộng của mặt cắt | Sai lệch độ xoắn | ||
Trên một mét chiều dài | Trên chiều dài tổng | ||
Đến 5000 | Lớn hơn 5000 | ||
Từ 10 đến 30 | 1,5 | 3 | Theo thỏa thuận |
Lớn hơn 10 đến 50 | 2,0 | 4 | |
Lớn hơn 50 đến 120 | 2,5 | 5 | |
Lớn hơn 120 đến 200 | 3,0 | 6 |
Độ xoắn vi được đo trong Hình 2.
Hình 2 - Đo sai lệch độ xoắn
+ Sai lệch hình dạng quy định theo Điều 8 và Điều 9 áp dụng cho tất cả các cáp độ cứng M, O và TX510. Sai lệch sẽ được đo ở thanh đặt trên một tấm chuẩn nằm ngang sao cho sai lệch là nhỏ nhất trên toàn bộ thanh.