Chứng nhận Nhóm sản phẩm thực phẩm Theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5986:1995 ISO 6107-7:1990
Ngày 23/08/2024 - 04:08Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ dùng trong các lĩnh vực đặc tính chất lượng nước. Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương đương cho trong phụ lục A
Sự phân huỷ bùn hiếu khí: Quá trình sinh học, trong đó bùn hoạt hoá bậc một hoặc bùn lắng bị ôxi hoá một phần bởi sự thông khí kéo dài. Quá trình này về cơ bản kết thúc bằng sự hô hấp nội sinh và hoạt động của các sinh vật mồi
Tảo: Nhóm lớn các sinh vật đơn hoặc da bào, kể cả vi khuẩn gọi là cyanobacteria, thường chứa diệp lục (clorophy) hoặc các sắc tố khác. Các sinh vật này thường sống trong nước và có khả năng quang hợp
Sự đối kháng: Sự giảm cường độ của một hiệu ứng (hoá học hoặc sinh học)của một chất hoặc sinh vật do có mặt chất hoặc sinh vật khác. Hiệu ứng tổ hợp sẽ thấp hơn so với tổng các hiệu ứng riêng biệt của các chất hoặc sinh vật
Vi khuẩn: Nhóm lớn các sinh vật nhỏ, có hoạt động trao đổi chất, đơn bào với các nhân phân tán (không phải gián đoạn) phần lớn sống tự do, và thường sinh sản bằng cách phân dôi
Mẫu vi khuẩn: Mẫu được lấy một cách vô trùng trong bình chứa đã vô trùng và đươc bảo quản để phân tích vi khuẩn
Thực khuẩn: Nhóm các vi rút đặc biệt mà chu trình sống của chúng diễn ra trong các vi khuẩn chủ nhất định
Vùng đáy: Nhìn chung là vùng thấp nhất của khối nước, kể cả trầm tích và lớp đá mà ở đó tồn tại các sinh vật (Xem TCVN 5980(ISO 6107 - 1), trầm tích đáy)
Nước đen: Nước thải và chất bài tiết từ nhà xí, trừ nước thải từ bồn tắm, vòi sen, chất rửa tay và bồn rửa bát
Sinh vật colifom (dạng coli); Nhóm vi khuẩn hiếu khí và có khả năng yếm khí, gram âm, không hình thành bào tử, lên men lactozơ, thường cư trú trong ruột già (đại tràng) của người và động vật. Nói chung, ngoài E.coli, nhiều loài trong chúng có khả năng tồn tại và sinh sản trong môi trường tự nhiên (xem thêm ISO 9308 - 1)
Eschevichia coli (E.coli): Sinh vật dạng coli chịu nhiệt hiếu khí và có khả năng yếm khí, chúng làm lên men lactozơ (hoặc mannitol) ở nhiệt độ 440C để tạo ra cả axit và khí và cũng tạo ra indole từ tryptophan. Chúng thường cư trú trong ruột già của người và động vật mầu nóng. E,coli thường không có khả năng sinh sản trong nước thải và nước mặt bị ô nhiễm (xem thêm ISO 7251)
Feacal Streptococci: Một số loài streptococci hiếu khí và có khả năng yếm khí, có kháng nguyên (antigen) nhóm D, Lancefield và thường cư trú ở ruột già của người và động vật. Sự tồn tại của chúng trong nước, ngay cả khi không có E.coli, chứng tỏ có sự ô nhiễm do phân
Chu kì làm việc của cái lọc: Khoảng thời gian giữa hai lần rửa cái lọc
Lũ: Dòng nước ngọt có tốc độ tương đối cao trong một thời gian ngắn ở sông hoặc suối, gây ra do mưa to hoặc tuyết tan nhanh
Ranh giới nước ngọt: Điểm ở cửa sông mà phía thượng lưu của nó nước biển không xâm nhập tới trong điều kiện thuỷ ăn và thuỷ triều xác định
Nấm: Nhóm lớn các sinh vật dị dưỡng, thường tạo thành bào tử và có nhân rõ rệt nhưng không có chất quang hợp, như clorophyl. Men là nấm đơn bào sản sinh bằng nảy chồi. Loại nấm khác là đa bào có cấu tạo hình sợi, chẳng hạn loại Fusarium là loại gây tắc các lớp lọc sinh học và loài Geotrichum là loại gây xốp bùn hoạt hoá
Lưu vực: Đồng nghĩa với Catchment area theo TCVN 5982 (ISO 6107 -3)
Nước xâm: Nước thải từ bồn tắm, vòi sen, và bồn rửa bát, trừ nước thải và chất bài tiết từ nhà xí
Chất tẩy rửa mạnh: Chất tẩy rửa có hoạt chất hoạt động bè mặt, không bị phân huỷ sinh học bậc một và các tính chất hoạt động bề mặt của nó giảm không đáng kể trong xử lí sinh học nước thải
Nước thấm rác: Nước thấm qua bãi rác hay các vật liệu đặc biệt dễ thẩm thấu khác
Vi sinh vật ưu nhiệt độ trung bình: Các vi sinh vật mà nhiệt độ sinh trưởng tối ưu của chúng nằm trong khoảng 20 và 450C
Bệnh thừa metahemoglobin: Tình trạng ở máu của trẻ em do sự dư thừa metahemoglobin khi nitrit (được tạo thành trong ruột chủ yếu do sự khử nitrat bởi vi khuẩn), kết hợp với hồng cầu và làm rối loạn sự nhận và vận chuyển ôxi, kết quả là tạo ra bệnh bầm tím cơ thể (cyanois)
Vi khuẩn chu trình nitơ: Các vi khuẩn tham gia vào chu trình nitơ (xem TCVN 5982 (ISO 6107 - 3), Chu trình nitơ)
Ngưỡng mùi: Mức cực tiểu của mùi vị mà các cơ quan khứu giác của nhóm người giám định cảm nhận được
Chú thích - Không có giá trị tuyết đối của ngưỡng mùi do sự khác nhau về độ nhạy của cơ quan khứu giác ở những người khác nhau, song giá trị được xác định bằng cách pha mẫu thành dây với nước không có mùi cho đến khi mùi vị không nhận ra được nữa
Khoảng nước sạch: Mô tả một vùng ở trong dòng nước chảy, trong đó sự vô cơ hoá là hoàn toàn. Vùng này giàu ôxi hoà tan và thích hợp cho nhiều loại thực vật và động vật, trước hết là các thực vật tự dưỡng quang hợp và các động vật cần ôxi
Thể ôxi hoá khử: Thể redox (ORP): Điện thế giữa cực bằng kim loại trơ, chẳng hạn như platin hoặc cacbon và điện cực hidro tiêu chuẩn. Thể càng dương thì môi trường càng có tính ôxi hoá mạnh và thể càng âm thì tính khử của môi trường càng mạnh
Đường sụt ôxi: Đường cong biểu thị sự phụ thuộc của nồng độ ôxi hoà tan vào khoảng cách hoặc thời gian của dòng chảy ở hạ lưu từ nguồn ô nhiễm tiêu thụ ôxi
Vi khuẩn tự dưỡng quang hợp: Vi khuẩn nhận năng lượng từ ánh sáng và nguồn cacbon duy nhất của chúng là cacbo vô cơ, tức là CO2
Xử lí sơ bộ nước cống: Loại bỏ hoặc phân tách chất thải rắn thô trong nước cống và loại bỏ sỏi sạn cát. Có thể bao gồm việc loại bỏ dầu và mỡ khỏi nước cống trước khi để lắng, việc sục khí sơ bộ và trung hoà
Xử lí bậc một nước thải: Giai đoạn xử lí bao gồm việc loại bỏ phần lớn chất thải có thể lắng. Trong trường hợp nước cống, giai đoạn này diễn ra ngay sau khi xử lí sơ bộ
Liều xung: Việc thêm gần như tức thời một lượng hoá chất đánh dấu hoặc thuốc thử vào nước đang chảy, thí dụ, bằng cách úp ngược bình chứa
Sự hô hấp: Sự trao đổi khí giữa sinh vật và môi trường xung quanh của nó, gây ra do sự ôxi hoá của chất và giải phóng năng lượng. Sự hô hấp có thể được thực hiện theo cách hiếu khí hoặc kị khí
Loài Salmonella: Nhóm vi khuẩn ưu khí có thể kị khí, gram âm, không tạo bào tử, có khả năng gây bệnh đường ruột cho người và động vật. Các loài Solmonella được bài tiết ra trong phân người và động vật ốm hoặc mang mầm bệnh và do đó có thể có trong nước thải sinh hoạt và trong các chất thải của nông trại. Chúng là nguyên nhân phổ biến của nhiễm độc qua thức ăn trong người (xem thêm ISO 6759)
Tích tụ thành lớp: Tích tụ vô cơ bám dính lên các bề mặt, do nước quá bão hoà một hoặc nhiều chất tan, hoặc do mất cân bằng và bị mất đi cacbon dioxit, thí dụ do đun sôi
Thùng chứa, nơi chứa: Trong thuật ngữ về môi trường, đó là nơi (ngăn), như một khối (vùng) nước đóng vai trò là nơi chứa các chất gây ô nhiễm
Rốn thùng, rốn bể: Đồng nghĩa với rốn nước (Swallow hole) (xem TCVN 5985 (ISO 6107-6)
Chất tẩy rửa mềm: Chất tẩy rửa có chứa chất hoạt động bề mặt, nhậy với sự phân huỷ sinh học và tính hoạt động bề mặt của nó giảm đi rõ rệt khi xử lí sinh học nước cống
Clostridia khử sunfit: Nhóm lớn các vi khuẩn kị khí, gram dương, tạo bào tử. Trong tự nhiên chúng thường ở trong đất hoặc ruột già của người và động vật. Đa số loài trong nhóm là các sinh vật hoạt sinh trong đất. Bào tử của chúng có thể sống một thời gian dài trong phân, đất, bụi, và nước. Sự có mặt của chúng trong nước có thể dùng để phát hiện sự ô nhiễm do phân từ xa hoặc gián đoạn. Chúng có khả năng khử sunfit thành sunfua (xem thêm ISO 6461 - 1 vad ISO 6461 -2)
Năng suất xử lí: Thể tích nước hoặc nước thải được xử lí trong 1 ngày trên một đơn vị diện tích bề mặt của công trình xử lí đang xét của nhà máy xử lí. Năng suất thường được biểu diễn bằng mét khối trên mét vuông trong ngày
Tác dụng hiệp đồng (cộng hưởng): Sự tăng cường một hiệu ứng (hoá học hoặc sinh học) của một chất hoặc một sinh vật do sự có mặt của một chất hoặc một sinh vật khác; hiệu ứng tổ hợp sẽ mạnh hơn tổng các hiệu ứng của các chất hoặc sinh vật riêng biệt
Sinh vật dạng fecal coli chịu nhiệt: Sinh vật dạng coli, có thể sinh trưởng và có các tính chất sinh hoá và lên men ở 440C giống như ở 370C (xem Escherichia coli và ISO 9308 -1 và ISO 9308 - 2)
Giới hạn thuỷ triều (cửa sông): Vị trí của sông, tại đó sự dâng lên và rút xuống của nước tại thời điểm thuỷ triều xuân phân vừa có thể nhận ra. Nếu ở đó có đập nước hoặc cửa cống thì chúng có thể được coi là giới hạn thuỷ triều
Nước thuỷ triều: Phần bất kì của nước biển hoặc nước sông trong khoảng dâng và rút của thuỷ triều xuân phân
Cacbon tổng số: Tổng số của tất cả cacbon hữu cơ và cacbon vô cơ có trong nước
Cacbon vô cơ tổng số: Toàn bộ cacbon trong các chất vô cơ hoà tan và lơ lửng trong nước
Tổng nitơ bị ôxi hoá: Toàn bộ lượng nitơ, tồn tại ở dạng nitrat và nitrit trong nước biểu diễn bằng nồng độ
Virut: Nhóm lớn các tác nhân vô cùng nhỏ (đường kính 20-300mm), cấu tạo chủ yếu từ axit nucleic được bao bọc trong lớp vỏ protein. Chúng chỉ sinh sản trong các tế bào sống. Virut có thể đi qua các lớp lọc mà vi khuẩn không thể đi qua được
Dòng nước, mạch nước: Đường kênh trên mặt hoặc trong lòng đất mà nước có thể chảy theo đó.
Phụ lục A
DANH MỤC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP TƯƠNG ỨNG
Số mục trong tiêu chuẩn | Tiếng Anh | Tiếng Pháp |
1 | Aerobic sludge digestion | Digestion aérobic des boues |
2 | Algae | Algues |
3 | Antagonism | Antagonisme |
4 | Bacteria | Bactéries |
5 | Bacteriological sample | Echantillon bactériologique |
6 | Bacteriophages | Bactériophages |
7 | Benthic region | Région benthique |
8 | Black water | Eaux usées sanitaires ou eaux |
|
| < |
|
| Organismes coliformes |
9 | Coliform organisms | Escherichia coli (E.coli) |
10 | Escherichia coli (E.coli) | Streptocoques fécaux |
11 | Faecal streptococci | Cycle du filtre |
12 | Filter run | Crue |
13 | Freshet | Limite d'eau douce |
14 | Freshwater limit | Champignons |
15 | Fungi | Bassin hydrologique |
16 | Gathering ground | Eaux usées dométiqué ou eaux |
17 | Grey water (sullage) |
|
|
| Détergent dur |
|
| Eaux de lessivage |
18 | Hard detergent | Micro-organismes mésophiles |
19 | Leachate | Méthéemoglobinémie |
20 | Mesophilic micro-organisms |
|
21 | Methaemoglobinaemia | Bactéries du cycle de l'azote |
22 | Nitrogen cycle bacteria |
|
23 | Odour threshold | Seuil olfactif |
24 | Pligosaprobic | Oligosaprobique |
25 | Pxidation reduction potential redox potential; ORP | Potentiel d'oxydoréduction; |
|
| potentiel redox |
26 | Oxygen sag curve | Courbe dite |
27 | Photoautotrophic bacteria | Bactéries photoautotrophes |
28 | Preliminary treatment (of sewage) | Primary treatment(of sewage) |
29 | Traiment primaire | Traitement préliminaire |
30 | Pulse dose | Dose pulsée |
31 | Respiration | Respiration |
32 | Salmonella species | Salmonella SP |
33 | Scale deposit | Dépôt en couches |
34 | Sink | Puisard |
35 | Sink-hole | Entonnoir |
36 | Soft detergent | Détergent doux |
37 | Sulfite-reducing clostridia | Clostridium sulfito-réducteurs |
38 | Surface loading rate | Vitesse de traitement desurface |
39 | Synergism | Synergie |
40 | Thermotolerant/faecal coliform organisms Organismes coliformes thermotolérants |
|
41 | Tidal limit (of a river) | Hauteur limite de la mare (dans une riviêre) |
42 | Tidal limit (of a river) | Marée |
43 | Total carbon | Carbone total |
44 | Total inorganic carbon | Carbone inorganique total |
45 | Total oxidized nitrogen | Azote oxydé total |
46 | Viruses |
|
47 | Watercourse | Cours d'eau |