Chứng nhận nhóm Cà phê và sản phẩm cà phê theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5251:2015
Ngày 22/08/2024 - 06:08Lời nói đầu
TCVN 5251:2015 thay thế TCVN 5251:2007;
TCVN 5251:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÀ PHÊ BỘT
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cà phê (Coffea spp.) bột.
Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5250:2015, Cà phê rang
TCVN 5253, Cà phê - Phương pháp xác định hàm lượng tro
TCVN 7035:2002 (ISO 11294:1994), Cà phê bột – Xác định độ ẩm – Phương pháp xác định sự hao hụt khối lượng ở 103 °C (Phương pháp thông thường)
TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
TCVN 9723:2013 (ISO 20481:2008), Cà phê và sản phẩm cà phê – Xác định hàm lượng cafein bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) – Phương pháp chuẩn
TCVN 10821:2015, Cà phê bột – Xác định độ mịn
AOAC 973.21, Solids (soluble) in roasted coffee [Chất khô (hòa tan) trong cà phê rang]
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
+ Xay (grinding)
Tác động cơ học nhằm nghiền nhỏ nhân cà phê rang thành cà phê bột.
CHÚ THÍCH: Theo 7.7 của TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005)[1].
+ Cà phê bột (ground coffee)
Cà phê rang xay (R&G coffee)
Sản phẩm thu được sau khi xay cà phê rang.
CHÚ THÍCH: Theo 2.13 của TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005)[1].
+ Cà phê pha (coffee brew)
Nước cà phê thu được bằng cách dùng nước để xử lý cà phê bột.
CHÚ THÍCH: Theo 2.17 của TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005)[1].
Yêu cầu kỹ thuật
+ Yêu cầu đối với nguyên liệu
Nguyên liệu dùng để chế biến cà phê bột, phù hợp với TCVN 5250:2015.
+ Yêu cầu đối với sản phẩm
Yêu cầu cảm quan
Các chỉ tiêu cảm quan của cà phê bột được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Màu sắc | Màu nâu đặc trưng của sản phẩm |
2. Mùi | Thơm đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ |
3. Vị | Đặc trưng của sản phẩm |
4. Trạng thái | Dạng bột, mịn, không vón cục |
5. Cà phê pha | Có màu đặc trưng của sản phẩm |
Yêu cầu lý - hóa
Các chỉ tiêu lý - hóa của cà phê bột được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Yêu cầu lý-hóa
Tên chỉ tiêu | Mức |
1. Độ mịn, tính theo % khối lượng |
|
– lọt qua rây cỡ lỗ 0,56 mm, không nhỏ hơn | 30 |
– giữ lại trên rây cỡ lỗ 0,25 mm, không lớn hơn | 15 |
2. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn | 5,0 |
3. Hàm lượng cafein, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn | 1,0 |
4. Hàm lượng chất tan trong nước, tính theo % khối lượng chất khô, không nhỏ hơn | 25 |
5. Hàm lượng tro không tan trong axit clohydric (HCl), tính theo % khối lượng, không lớn hơn | 0,2 |
Phương pháp thử
+ Xác định độ mịn, theo TCVN 10821:2015.
+ Xác định độ ẩm, theo TCVN 7035:2002 (ISO 11294:1994).
+ Xác định hàm lượng cafein, theo TCVN 9723:2013 (ISO 20481:2008).
+ Xác định hàm lượng chất tan trong nước, theo AOAC 973.21.
+ Xác định hàm lượng tro không tan trong axit, theo TCVN 5253.
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
+ Bao gói
Cà phê bột được đóng gói trong các bao bì khô, sạch, không hút ẩm, chuyên dùng cho thực phẩm.
+ Ghi nhãn
Ghi nhãn sản phẩm theo TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010).
+ Bảo quản và vận chuyển
Phương tiện vận chuyển cà phê bột phải khô, sạch, không có mùi lạ. Bảo quản cà phê bột nơi khô, sạch, không bảo quản chung với các sản phẩm có mùi.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005), Cà phê và sản phẩm cà phê – Thuật ngữ và định nghĩa
[2] Indian Standard, IS 3077:1992 (with Amd. 1995, 1996, 2007, 2009), Roasted coffee beans and roasted ground coffee – Specification
[3] Indian Standard, IS 2791:1992, Soluble coffee powder – Specification
[4] East African Standard, EAS 105:1999, Roasted coffee beans and roasted ground coffee – Specification
CÀ PHÊ BỘT PHƯƠNG PHÁP THỬ
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho cà phê bột đã được đóng gói.
LẤY MẪU
+ Lấy mẫu trong lô hàng: lấy số thùng (hoặc kiện) trong lô nhưng không được ít hơn 2 thùng (hoặc kiện).
Từ mỗi thùng hoặc kiện lấy ra 1 hộp, 1 lọ hoặc 1 gói nhưng không được ít hơn 2 gói (hộp hoặc lọ).
+ Từ các mẫu, cho ra khay trộn đều để có mẫu trung bình. Mẫu trung bình không ít hơn 1 kg.
+ Bằng phương pháp chia chéo lấy ra 250-500g để làm mẫu phân tích.
+ Mẫu phân tích được bảo quản trong lọ thuỷ tinh hoặc lọ nhựa (hộp nhựa…) có nắp đậy kín trên lọ hoặc hộp có dán nhãn ghi rõ:
Tên sản phẩm
Tên xưởng sản xuất
Ngày xuất xưởng
Khối lượng lô hàng
Địa điểm lấy mẫu
Ngày lấy mẫu
XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN
+ Dụng cụ
Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g
Dụng cụ đựng mẫu phẩm: hộp, lọ có nắp đậy kín.
Rây có cỡ lỗ 0,56mm và 0,25mm lỗ tròn hoặc vuông.
+ Tiến hành thử: lắp rây theo thứ tự rây lỗ nhỏ ở dưới, rây lỗ lớn ở trên, trên cùng là nắp đậy rây, dưới cùng là đáy của rây.
Cân 100g mẫu phân tích, sai số cho phép là 0,1g cho vào rây, lắc tròn trong 2 phút sau đó vỗ nhẹ vào thành rây.
Cân phần bột lọt rây 0,56mm sai số cho phép 0,1g.
Cân phần bột trên rây 0,25mm, sai số cho phép 0,1g.
Chú thích: Những bột dắt trong lỗ rây được tính theo loại trên rây.
+ Tính toán kết quả
Tỷ lệ bột lọt rây 0,56mm (X1) và tỷ lệ bột trên rây 0,25mm (X2) được tính bằng % theo công thức sau:
Trong đó:
m1 – Khối lượng bột lọt rây 0,56mm tính bằng %
m2 – Khối lượng bột trên rây 0,25mm tính bằng g
m – Khối lượng mẫu, tính bằng g.
Làm 2 mẫu song song, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 lần xác định. Sai số cho phép không quá 0,5%.
XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM THEO TCVN 1278-86
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO TỔNG SỐ VÀ TRO KHÔNG TAN TRONG AXIT
Theo TCVN 5253-90.
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHẤT HOÀ TAN TRONG NƯỚC
+ Dụng cụ thiết bị
Cân phân tích có độ chính xác 0,01g
Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt 300 m
Nước cất
Bình cách thuỷ
Chén sứ miệng rộng
Bình đong 200 ml
Phễu thuỷ tinh
Giấy lọc
Tủ sấy tự động điều chỉnh được nhiệt độ, có nhiệt độ tối đa 300oC.
Pipet 25 ml
Bình hút ẩm.
+ Tiến hành thử
Cho 10 g mẫu vào cốc thuỷ tinh có dung tích 300 ml. Đổ 100 ml nước cất đun sôi vào bình. Tiếp tục đun trong 5 phút. Cho dung dịch vừa đun vào bình định mức có dung tích 200 ml. Dùng nước cất rửa sạch cốc và cho nốt vào bình đong. Làm nguội đến 200C dưới vòi nước. Cho thêm nước cất vào đến vạch định mức. Lắc đều bình trong 2-3 phút. Để lắng. Lọc bằng giấy lọc qua một bình khác.
Dùng pipet 25 ml hút nước trích ly đã lọc vào chén sứ đã biết khối lượng. Làm bay hơi trên bình cách thuỷ đến khô. Mang sấy chén sứ có chất tan trong tủ sấy ở nhiệt độ 90-950C trong 2h30 phút.
Làm nguội trong bình hút ẩm và cân.
+ Tính toán kết quả:
Tỷ lệ chất hoà tan trong nước (X3) được tính bằng phần trăm theo công thức:
Trong đó:
A- Khối lượng chất tan, tính bằng g
B- Thể tích bình định mức, tính bằng ml
G- Lượng nước trích ly mang sấy, tính bằng ml
m- Khối lượng mẫu, tính bằng g
b- Độ ẩm của mẫu mang phân tích, tính bằng %
Nếu với cùng một thể tích bình định mức 200 ml lượng mẫu phân tích là 10 g và phần lượng nước mang sấy là 25 ml thì công thức trên sẽ là:
Làm 2 mẫu song song, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 lần xác định. Cho phép sai số là 0,1 %.
XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT
+ Nguyên tắc : tạp chất được xác định bằng cách quan sát và chọn (không dùng dụng cụ quang học).
+ Tiến hành thử
Cân 100 g cà phê bột dàn đều trên mặt phẳng nhẵn, quan sát, nhặt tạp chất rồi cân.
+ Tính toán kết quả
Tỷ lệ tạp chất (Y) được tính bằng phần trăm theo công thức sau:
Trong đó:
m - Khối lượng tạp chất nhặt được, tính bằng g
G - Khối lượng mẫu , tính bằng g
Làm 2 thí nghiệm song song. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 lần thí nghiệm. Cho phép sai số là 0,01%.