Quy Trình Đăng Ký và Chứng Nhận FCE và SID, FDA Dừng Chương Trình Đăng Ký Mỹ Phẩm Tự Nguyện
Ngày 31/07/2024 - 09:07Các bước đăng kí và chứng nhận FCE và SID
FDA quy định rằng các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm đóng hộp có dung dịch thuộc sản phẩm "axít hóa" hoặc "axít thấp" cần phải đăng ký mã số FCE (mã quản lý cơ sở sản xuất) và mã số SID (mã quản lý quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp axít hóa hoặc có hàm lượng axít thấp), ngoài việc đăng ký mã số cơ sở thực phẩm.
Thế nào là thực phẩm có hàm lượng axít và axít thấp theo định nghĩa của FDA?
+ Thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axít thấp (Low-acid Canned Food - LACF): Là bất kỳ thực phẩm nào (trừ đồ uống có cồn) có pH cân bằng thành phẩm lớn hơn 4,6 và hoạt độ nước lớn hơn 0,85, không bao gồm cà chua và các sản phẩm cà chua có pH cân bằng thành phẩm nhỏ hơn 4,7.
+ Thực phẩm "axít hóa" (Acidified Food - AF): Là thực phẩm có tính axít thấp được bổ sung thêm axít hoặc thực phẩm axít và có độ pH cân bằng của thành phẩm là bằng hoặc thấp hơn 4,6 cùng hoạt độ nước (aw) lớn hơn 0,85.
Quy Trình Đăng Ký FCE và SID
Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và tư vấn sơ bộ: Chuyên gia sẽ giúp khách hàng xác định chính xác liệu doanh nghiệp hay sản phẩm của khách hàng có thuộc đối tượng cần đăng ký FCE và SID.
Ký hợp đồng và yêu cầu thông tin: Sau khi giao kết hợp đồng dịch vụ, khách hàng sẽ cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Thông tin đăng ký FCE: Bao gồm tên cơ sở, địa điểm, email, điện thoại liên hệ, người đại diện của cơ sở chế biến, danh sách các sản phẩm chế biến tại cơ sở được phân loại vào sản phẩm axít hóa và axít thấp, cùng các thông tin liên quan khác.
Thông tin đăng ký SID: Gồm chi tiết quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm, các thông tin về nguyên liệu, bao bì, kích cỡ sản phẩm, và các kết quả kiểm nghiệm, thử nghiệm có liên quan.
Sự chính xác và hợp lý của các thông tin là yếu tố quan trọng để FDA chấp thuận đăng ký SID của doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên gia sẽ cẩn trọng xem xét các thông tin ban đầu và tư vấn bổ sung để việc đăng ký SID được phê duyệt nhanh chóng.
Thực hiện đăng ký mã số FCE và SID với FDA: Chuyên gia thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để đăng ký mã số FCE cho cơ sở chế biến thực phẩm theo quy định của FDA. Mã số FCE sẽ được cấp trong vòng 24 giờ làm việc, sau đó, việc đăng ký mã số SID sẽ được tiến hành nếu doanh nghiệp đã cung cấp đầy đủ thông tin. Trong quá trình đăng ký SID, FDA có thể yêu cầu giải trình, thuyết minh bổ sung, hoặc làm rõ các vấn đề khác. Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề này để doanh nghiệp được phê duyệt mã số SID sớm nhất.
Cấp chứng nhận mã số FCE và SID: Chuyên gia sẽ thông báo mã số FCE và SID được FDA phê duyệt cho khách hàng và cấp giấy chứng nhận các mã số FCE và SID cho khách hàng trong vòng 24 giờ kể từ khi hoàn tất việc đăng ký.
FDA dừng trương trình đăng kí mỹ phẩm tự nguyện
Vào ngày 27/03/2023, FDA đã thông báo ngừng chương trình Đăng ký Mỹ phẩm Tự nguyện (VCRP - Voluntary Cosmetic Registration Program). Theo đó, FDA đã dừng tiếp nhận và xử lý các hồ sơ gửi đến chương trình này cho các cơ sở và sản phẩm mỹ phẩm. Chương trình VCRP, được khởi động vào năm 1972, đã giúp FDA thu thập thông tin về các sản phẩm và thành phần mỹ phẩm, tần suất sử dụng của chúng, cùng với các doanh nghiệp tham gia sản xuất và phân phối mỹ phẩm một cách tự nguyện. Tuy nhiên, do tính tự nguyện của chương trình, thông tin được cung cấp qua VCRP không đại diện đầy đủ cho thị trường mỹ phẩm tại Hoa Kỳ. FDA nhận thấy cần có các biện pháp quản lý phù hợp hơn.
FDA đang phát triển một chương trình mới theo MoCRA (Luật Hiện đại hóa quản lý mỹ phẩm năm 2022) để quản lý việc đăng ký cơ sở và niêm yết sản phẩm mỹ phẩm. Các yêu cầu mới của MoCRA đối với lĩnh vực mỹ phẩm bao gồm:
+ Đăng ký cơ sở: Các nhà sản xuất và nhà chế biến mỹ phẩm phải đăng ký cơ sở của họ với FDA và gia hạn đăng ký mỗi hai năm.
+ Niêm yết sản phẩm: Người có trách nhiệm phải niêm yết từng sản phẩm mỹ phẩm được bán trên thị trường với FDA, bao gồm cả các thành phần của sản phẩm, và cập nhật các thay đổi hàng năm.
+ Báo cáo sự kiện bất lợi: Người có trách nhiệm phải báo cáo cho FDA về các sự kiện bất lợi liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm tại Hoa Kỳ.
+ Chứng minh an toàn: Người có trách nhiệm phải đảm bảo và duy trì các hồ sơ hỗ trợ chứng minh an toàn đầy đủ cho các sản phẩm mỹ phẩm của họ tiêu thụ tại Mỹ.
MoCRA cũng yêu cầu ngành công nghiệp mỹ phẩm tuân thủ các quy định sau:
+ Các yêu cầu về Thực hành Sản xuất Tốt (GMP) đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm.
+ Yêu cầu ghi nhãn dị ứng đối với các chất tạo mùi.
+ Tuân thủ các phương pháp thử nghiệm chuẩn hóa để phát hiện và xác định Asbestos trong các sản phẩm mỹ phẩm có chứa Talc.
Chúng tôi sẽ cập nhật các hướng dẫn mới nhất để hỗ trợ tuân thủ quy định MoCRA.