Chứng nhận Thiếc và hợp kim của thiếc theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2052:1993
Ngày 21/08/2024 - 08:08Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mác thiếc thỏi có hàm lượng thiếc từ 99,00 % đến 99,95 %.
PHÂN LOẠI
Thiếc thỏi được phân loại theo 6 mác sau:
Sn.01
Sn.02
Sn.1
Sn.2
Sn.3
Sn.4
YÊU CẦU KỸ THUẬT
+ Thiếc thỏi được sản xuất theo 6 mác trên với thành phần hóa học tương ứng trong bảng.
%
Mác thiếc | Hàm lượng thiếc không nhỏ hơn | Hàm lượng tạp chất, không lớn hơn | |||||||
As | Fe | Cu | Pb | Bi | Sb | S | Tổng tạp chất | ||
Sn.01 Sn.02 Sn.1 Sn.2 Sn.3 Sn.4 | 99,95 99,90 99,85 99,75 99,56 99,00 | 0,01 0,015 0,025 0,04 0,05 0,10 | 0,01 0,01 0,015 0,015 0,035 0,05 | 0,02 0,02 0,025 0,025 0,035 0,10 | 0,02 0,05 0,07 0,09 0,25 0,66 | 0,01 0,015 0,02 0,03 0,05 0,06 | 0,02 0,02 0,02 0,02 0,05 0,15 | 0,01 0,01 0,01 0,02 0,02 0,02 | 0,05 0,10 0,15 0,25 0,44 1,00 |
Chú thích: Cho phép sản xuất mác thiếc ngoài qui định của bảng và theo mác trong bảng có hàm lượng từng tạp chất khác nhưng tổng tạp chất vẫn phải theo qui định của bảng.
+ Tất cả các mác thiếc đều sản xuất theo dạng thỏi, khối lượng mỗi thỏi là 25 kg ± 1,5 kg. Theo yêu cầu của khách hàng có thể sản xuất thỏi thiếc nhẹ hơn 25 kg. Hình dạng và kích thước của thỏi thiếc qui định theo hình vẽ. Cho phép sản xuất thiếc có hình dạng và kích thước khác.
+ Bề mặt thỏi phải nhẵn, sạch, không bị oxy hóa, không có ba via, không phân lớp và không dộp, rỗ.
PHƯƠNG PHÁP THỬ
+ Để kiểm tra thành phần hóa học, mẫu được lấy ngẫu nhiên trong lô (cùng một mác, cùng một giấy chứng nhận chất lượng), cứ 80 thỏi lấy 1 thỏi, số thỏi lấy không ít hơn 3.
+ Dùng mũi khoan có đường kính 10 - 15 mm, mũi khoan phải sạch, không dính dầu mỡ, không bị gỉ, khoan thủng thỏi để lấy phoi. Khoan tại 5 điểm, một điểm ở giữa đáy, 4 điểm còn lại nằm trên 2 đường chéo, cách điểm giữa đáy 1/4 chiều dài đường chéo. Khi khoan không được dùng bất kỳ loại gì để bôi trơn. Tốc độ khoan phải thích hợp để tránh phoi mẫu bị oxy hóa.
+ Mẫu để phân tích theo phương pháp hóa học phải dùng kéo không gỉ để cắt phoi thành miếng nhỏ có kích thước khoảng 5 mm. Mẫu được trộn đều, sau dùng nam châm hút các mạt sắt nếu có lẫn. Mẫu được rửa bằng axit clohydric (1 + 10). Mẫu được sấy khô, đem cân, chia làm bốn phần đối đỉnh, mỗi phần ít nhất là 50 g, hai phần đối đỉnh giao cho bên sản xuất làm mẫu lưu, hai phần còn lại giao cho khách hàng để kiểm tra.
+ Mẫu phân tích theo phương pháp phân tích quang phổ được nấu chảy và đúc lại dạng thỏi hình trụ đường kính 8 mm dài 78 - 80 mm. Thiếc được nấu chảy trong chén sứ có nhựa thông, đậy nắp và nung ở nhiệt độ 250 oC, sau đó rót vào khuôn có kích thước trên.
+ Mẫu phải được bảo quản trong lọ kín chống ẩm và lưu trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
+ Mẫu thử phải có phiếu kèm theo gồm:
Số thứ tự mẫu;
Mác thiếc;
Khối lượng;
Ngày tháng năm lấy mẫu;
Nơi lấy mẫu và ngày luyện mẫu;
Chữ ký người lấy mẫu.
+ Khối lượng và kích thước thỏi thiếc được xác định bằng dụng cụ đo thông dụng.
+ Quan sát và đánh giá chất lượng bề mặt thỏi thiếc bằng mắt thường.
+ Tiến hành phân tích thành phần hóa học các nguyên tố trong thiếc theo các tiêu chuẩn sau:
Yêu cầu chung đối với phương pháp phân tích theo TCVN 2172-87;
Phương pháp xác định hàm lượng sắt theo TCVN 2173-87;
Phương pháp xác định hàm lượng antimon theo TCVN 2175-87;
Phương pháp xác định hàm lượng asen theo TCVN 2176-87;
Phương pháp xác định hàm lượng đồng theo TCVN 2177-87;
Phương pháp xác định hàm lượng bitmut theo TCVN 2179-87;
Phương pháp xác định hàm lượng chì theo TCVN 2180-87;
Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh theo TCVN 2181-87;
Phương pháp phân tích quang phổ xác định hàm lượng bitmut, sắt, đồng, chì, antimon và asen theo TCVN 2182-87.
GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN
+ Một đáy của thỏi thiếc ghi chữ "VIỆT NAM". Mặt đáy kia ghi tên hoặc nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất, mác thiếc và năm sản xuất.
+ Thiếc xuất xưởng phải có giấy chứng nhận của bên sản xuất gồm:
Tên hàng hóa;
Mác thiếc theo TCVN 2052-1993;
Kết quả phân tích thành phần hóa học;
Số lượng và khối lượng giao;
Tên cơ sở sản xuất;
Ngày xuất xưởng và số thứ tự của thỏi.
+ Phương tiện vận chuyển thiếc phải sạch, có mui che, không được làm biến dạng thỏi.
+ Nơi bảo quản phải sạch, khô ráo, thoáng.
Ổ TRƯỢT - HỢP KIM THIẾC ĐÚC DÙNG CHO Ổ TRƯỢT NHIỀU LỚP
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với kim loại ổ trên nền hợp kim thiếc đúc dùng cho cho ổ trượt nhiều lớp. Thành phần hóa học và cơ tính thích hợp với vật liệu không phải chế tạo ban đầu và được đo kiểm trên mẫu thử. Kết quả thử trên các ổ hoàn thiện có thể khác nhau do ảnh hưởng của quá trình sản xuất ổ. Vì vậy, không nhằm mục đích so sánh các kết quả đó với các số liệu cho trong tiêu chuẩn này.
Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9863-2:2013 (ISO 4384-2) - Ổ trượt - Thử độ cứng kim loại ổ - Phần 2: Vật liệu nguyên khối.
ISO 1143, Metallic meterials - Rotating bar bending fatigue testing (Vật liệu kim loại - Thử mỏi uốn trục quay).
ISO 4386-2, Plain berings - Metallic mutilayer plain berings - Part 2: Destructive testing of bond for bearing metal layer thickness greater than or equal to 2 mm (Ổ trượt - Ổ trượt kim loại nhiều lớp - Phần 2: Thử phá hủy liên kết lớp kim loại ổ có độ dày lớn hơn và bằng 2 mm).
Yêu cầu
+ Thành phần hóa học
Hàm lượng của các nguyên tố hợp kim phải theo các giới hạn quy định trong Bảng 1. Kết quả phân tích hóa học sẽ quyết định việc nghiệm thu vật liệu ổ.
+ Cơ tính
Cơ tính phải theo trong Bảng 1. Toàn bộ các giá trị cơ tính của vật liệu là giá trị hoặc các khoảng giá trị trung bình và được coi là tiêu biểu cho người thiết kế. Theo khoảng thành phần hợp kim và ảnh hưởng đáng kể gây ra bởi các điều kiện làm mát đến cơ tính, sẽ có các sai lệch tương đối lớn so với các giá trị chỉ ra trong các trường hợp riêng.
+ Lựa chọn vật liệu
Hướng dẫn sử dụng vật liệu kim loại ổ và chọn độ cứng của đoạn trục lắp vào ổ được trình bày trong phụ lục A.
Bảng 1 - Hợp kim thiếc đúc
Nguyên tố hóa học | Hàm lượng | |
SnSb8Cu4 | ||
Sn | Phần còn lại | |
Sb | 7 đến 8 | |
Cu | 3 đến 4 | |
Các tạp chất |
| |
Pb | < 0,35 | |
As | < 0,1 | |
Bi | < 0,08 | |
Fe | < 0,1 | |
Al | < 0,01 | |
Zn | < 0,01 | |
Cd | < 0,05 | |
Tổng các nguyên tố khác | < 0,2 | |
Cơ tính | ||
Độ cứng Brinell phù hợp với TCVN -2:2012 HBW 10/250/180 | 200C | 22 |
1000C | 10 | |
Ứng suất chảy kéo 0,2%, Rp 0,2 | 200C | 46 |
Độ bền kéo, Rm | 200C | 77 |
Ứng suất chảy nén 0,2%, sd0,2 | 200C | 47 |
1000C | 27 | |
Độ bền thiêu kết, RCh |
| Phù hợp với ISO 4386-2, 8.1 và 8.2 |
Độ mỏi uốn trục quay, Rrbf Theo ISO 1143, 107 chu kỳ, MPa |
| ± 29 |
Hệ số dãn dài nhiệt tuyến tính, |
| 23,9 |
Nhiệt độ chảy, 0C |
| 233 đến 360 |
Nhiệt độ đúc, 0C |
| 440 đến 460 |
Khối lượng riêng, ρ |
| 7,3 |
Ký hiệu
VÍ DỤ: Vật liệu ổ có thành phần hóa học SnSb8Cu4 được ký hiệu như sau:
Vật liệu ổ TCVN 9860:2013 SnSb8Cu4
PHỤ LỤC A
(Tham khảo)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẬT LIỆU Ổ VÀ CHỌN ĐỘ CỨNG ĐOẠN TRỤC LẮP TRONG Ổ
Hợp kim ổ | Đặc tính và cách dùng chính | Độ cứng nhỏ nhất của trục a |
SnSb8Cu4 | Có các đặc tính trượt tốt, độ tạo hình dạng và độ cứng chắc cao; khả năng gắn kết tốt; phù hợp với vận tốc trượt cao ở dãy tải trọng thủy động lực học trung bình; ứng suất va đập ở tần số thấp; chịu được ứng suất uốn đảo chiều. Dùng cho ổ đỡ máy phay quay tròn chịu tải lớn; cho sản phẩm của các ống lót kiểu dây cuốn; các lớp lót ở thành mỏng có độ dày đến 3 mm và các đệm chặn. | 160 HB |
a Trong các ổ trượt nhiều lớp, sai lệch giữa độ cứng của vật liệu ổ và vật liệu trục phải đạt sao cho tránh hoàn toàn sự hàn dính trong các điều kiện làm việc. Các điều kiện làm việc, đặc biệt các điều kiện bôi trơn có ảnh hưởng đáng kể đến việc chọn vật liệu trục. Vì lý do đó, trị số độ cứng cho vật liệu trục là giá trị nhỏ nhất. Nói chung, thường dùng vật liệu trục không xử lý nhiệt và không tôi trong trường hợp vật liệu ổ có nền thiếc. |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 4386-1, Plain bearings - Metallic multilayer plain bearings - Part 1: Non-destructive ultrasonic testing of bond (Ổ trượt - Ổ trượt kim loại nhiều lớp - Thử siêu âm không phá hủy mối liên kết).
[2] ISO 4386-3, Plain bearings - Metallic multilayer plain bearings - Part 1: Non-destructive penetrant testing (Ổ trượt - Ổ trượt kim loại nhiều lớp - Thử thẩm thấu không phá hủy).