Chứng nhận Giày, dép các loại theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7545:2005
Ngày 21/08/2024 - 08:08Lời nói đầu
TCVN 7545 : 2005 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 94 “phương tiện bảo vệ cá nhân” biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động. Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị Định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Yêu cầu kỹ thuật
+ Yêu cầu về thiết kế
Theo TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994)
+ Tính chất cơ lý
Theo TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994)
+ Yêu cầu về rò rỉ và ngâm
Theo TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994)
+ Yêu cầu về độ bền với xăng, dầu, mỡ
Mẫu thử phải có mức độ thay đổi thể tích không được vượt quá 20 % sau khi ngâm trong thuốc thử (5.3.1) theo qui định ở 5.3.4.2.
Phương pháp thử
+ Xác định tính chất cơ lý
Theo TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994)
+ Xác định độ rò rỉ và ngâm
Theo TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994)
+ Xác định độ bền với xăng, dầu, mỡ
Thuốc thử:
Trừ khi có qui định khác, tất cả thuốc thử phải tinh khiết và đáp ứng yêu cầu:
Dung môi: 2,2,4 – trimetyl pentan 70 % thể tích; toluen 30 % thể tích.
Thiết bị, dụng cụ:
Cốc thủy tính, có nắp đậy, phù hợp để ngâm được mẫu thử ngập hoàn toàn trong thuốc thử (5.3.1).
Cân phân tích, có độ chính xác đến 0,001 g.
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu:
Thời gian tiến hành kiểm tra mẫu thử kể từ khi xuất xưởng tối đa là ba tháng. Trong trường hợp không biết rõ ngày xuất xưởng thì cần phải kiểm tra ngay trong vòng sáu tuần kể từ khi nhận được mẫu.
Mẫu thử đế
Lấy ba mẫu thử sạch từ phần đế có thể tích từ 1 cm3 đến 3 cm3, độ dày 2 mm ± 0,2 mm bằng cách cắt và mài nhám rất nhẹ ở cả hai mặt, loại bỏ tất cả các hoa văn của đế.
Mẫu thử mũ ủng
Lấy ba mẫu thử sạch từ phần mũ ủng có thể tích từ 1 cm3 đến 3 cm3. Loại bỏ phần lót ra khỏi mẫu thử bằng cách tách bằng thiết bị lạng cao su hoặc mài nhám. Chiều dài của mẫu thử phụ thuộc vào độ dày mẫu nhưng không được vượt quá 50 mm.
Ổn định mẫu thử
Trước khi tiến hành thử, các mẫu thử cần phải để ổn định ít nhất trong 3 giờ ở điều kiện nhiệt độ chuẩn là 27 0C ± 2 0C.
+ Cách tiến hành
Xác định khối lượng trước khi ngâm mẫu:
Trước khi tiến hành ngâm mẫu, xác định khối lượng của mỗi mẫu thử, cả phần đế và phần mũ ủng.
Cân xác định khối lượng mẫu trong không khí chính xác đến 0,001 g. Sau đó tiến hành cân xác định khối lượng mẫu trong nước cất chính xác đến 0,001 g. Tiến hành trong điều kiện nhiệt độ chuẩn là 27 0C ± 2 0C.
Ngâm mẫu:
Ngâm mẫu thử đã cân ( cả phần đế và mũ ủng) vào thuốc thử (5.3.1) đựng trong cốc thủy tinh (5.3.2.1) trong (72 ± 2) giờ ở điều kiện nhiệt độ chuẩn là 27 0C ± 2 0C. Đậy kín bình để tránh bay hơi dung môi và để vào chỗ tối.
Các mẫu ngâm trong cốc phải cùng một loại và phải đảm bảo được nhúng ngập hoàn toàn trong thuốc thử.
CHÚ THÍCH 1: Khi ngâm mẫu không được để mẫu dính vào thành cốc.
CHÚ THÍCH 2: Để các mẫu thử tiếp xúc tốt với thuốc thử thì lượng thuốc thử cần phải nhiều gấp khoảng 15 lần thể tích của mẫu thử.
Xác định khối lượng sau khi ngâm mẫu:
Sau khi ngâm mẫu theo cách qui định trong 5.3.4.2, làm sạch mẫu thật nhanh bằng vải hoặc giấy mềm khô.
Cân xác định khối lượng mẫu đã ngâm trong không khí chính xác đến 0,001 g. Sau đó cân mẫu trong nước cất chính xác đến 0,001 g. Tiến hành trong điều kiện nhiệt độ chuẩn là 27 0C ± 2 0C.
Thời gian giữa các lần lấy mẫu đang ngâm ra cân không được quá 30 giây.
+ Tính toán kết quả
Mức độ thay đổi thể tích của mẫu thử (V), tính bằng phần trăm (%) được tính theo công thức:
Trong đó:
m1 là khối lượng ban đầu của mẫu thử cân trong môi trường không khí, tính bằng gam;
m2 là khối lượng ban đầu của mẫu thử cân trong môi trường nước cất, tính bằng gam;
m3 là khối lượng của mẫu thử sau khi ngâm cân trong môi trường không khí, tính bằng gam;
m4 là khối lượng của mẫu thử sau khi ngâm cân trong môi trường nước cất, tính bằng gam;
Kết quả của phép thử là giá trị trung bình cộng của các kết quả thu được từ ba mẫu thử.
+ Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) kết quả thu được của các mẫu thử;
c) bất kỳ hiện tượng bất thường nào xảy ra ảnh hưởng đến quá trình thử nghiệm;
d) ngày, tháng, năm thử nghiệm.
Ghi nhãn
Trên mỗi chiếc dày, ủng phải được ghi nhãn rõ ràng và không tẩy xóa được với các thông tin sau:
a) kích cỡ;
b) dấu hiệu nhận biết của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối;
c) nước xuất xứ.
GIẦY, ỦNG CAO SU - ỦNG BẰNG CAO SU LƯU HÓA CHỐNG AXÍT, KIỀM
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và ghi nhãn cho ủng làm bằng cao su lưu hóa (có lót hoặc không có lót), có độ bền với axít, kiềm, dùng chung trong công nghiệp.
Tài liệu viện dẫn
TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994), Giầy, ủng cao su - Ủng công nghiệp bằng cao su lưu hóa có lót – Yêu cầu kỹ thuật.
ISO 37 : 1994, Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of tensile properties (Cao su, lưu hóa nhựa nhiệt dẻo – Xác định các tính chất biến dạng ứng suất kéo).
ISO 48 : 1994, Rubber, vulcanized or thermoplastic – Determination of hardness (hardness between 10 IRHD and 100 IRHD) (Cao su, lưu hóa hoặc nhựa nhiệt dẻo – Xác định độ cứng (độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD)).
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
+ Độ bền với axít, kiềm (acid, alkaline resistance)
Mức độ thay đổi độ bền cơ lý (độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi đứt, độ cứng) và khối lượng của mẫu thử sau khi ngâm trong thuốc thử quy định trong thời gian và nhiệt độ xác định.
Yêu cầu kỹ thuật
+ Yêu cầu về thiết kế
Theo TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994)
+ Tính chất vật lý
Theo TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994)
+ Yêu cầu về rò rỉ và ngâm
Theo TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994)
+ Yêu cầu về độ bền với axít, kiềm
Sau khi ngâm mẫu vào thuốc thử (5.3.1), sự thay đổi độ bền cơ lý và khối lượng phải đạt các mức sau:
Mức độ thay đổi độ bền kéo đứt của mẫu thử không vượt quá 15 %.
Mức độ thay đổi độ dãn dài khi đứt của mẫu thử không vượt quá 20 %.
Mức độ thay đổi độ cứng của mẫu thử không vượt quá 10 IRHD.
Mức độ thay đổi khối lượng của mẫu thử không vượt quá 2 %.
Phương pháp thử
+ Xác định tính chất cơ lý
Theo TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994).
+ Xác định độ rò rỉ và ngâm
Theo TCVN 6408 : 1998 (ISO 2023 : 1994).
+ Xác định độ bền với axít, kiềm
Thuốc thử
Trừ khi có quy định khác, tất cả các thuốc thử phải tinh khiết và đáp ứng yêu cầu;
Axít sulfuric, dung dịch nồng độ 3,7 Kmol/m3 (30 % khối lượng);
Axít clohydric, dung dịch nồng độ 6,0 Kmol/m3( 20 % khối lượng);
Natrihydroxit, dung dịch nồng độ 6,1 Kmol/m3( 20 % khối lượng);
Thiết bị, dụng cụ
Cốc thủy tinh, có nắp đậy, phù hợp để ngâm được mẫu thử ngập hoàn toàn trong thuốc thử (5.3.1).
Cân phân tích, có độ chính xác đến 0,001 g.
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Để xác định độ bền với từng loại thuốc thử quy định (5.3.1), các mẫu được cắt ra từ phần ống và phần đế của ủng phải được làm mỏng bằng cách mài nhám rất nhẹ ở cả hai mặt đến độ dày quy định (các mẫu thử của phần ống ủng phải được làm sạch hết lớp vải lót bên trong).
Số mẫu thử
Đối với mỗi thuốc thử, sử dụng tối thiểu 12 mẫu thử (6 mẫu cắt ra từ ống ủng và 6 mẫu cắt ra từ đế ủng) của cùng một lô hàng.
Quy cách của mẫu thử
Mẫu thử là mẫu kiểu 2 được quy định trong ISO 37 : 1994.
+ Cách tiến hành
Trước khi ngâm mẫu vào thuốc thử (5.3.1), tiến hành xác định các thông số sau đối với 6 mẫu (3 mẫu của ống ủng và 3 mẫu của đế ủng).
a) xác định khối lượng mẫu thử bằng cân phân tích (5.3.2.2).
b) xác định độ cứng theo ISO 48 : 1994.
c) xác định độ bền kéo đứt và độ dãn dài khi đứt theo ISO 37 : 1994.
Ngâm các mẫu thử còn lại vào từng loại thuốc thử quy định (5.3.1) (mỗi loại hóa chất thử ngâm 6 mẫu bao gồm 3 mẫu ống ủng và 3 mẫu đế ủng) trong khoảng thời gian (72 ± 2) giờ ở điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn là 27 oC ± 2 oC. Sau đó làm sạch mẫu thử bằng vải hoặc giấy mềm khô và tiến hành các phép thử tiếp theo như quy định trong 5.3.4.1.
CHÚ THÍCH – Khi ngâm mẫu không được để mẫu dính vào thành cốc.
+ Tính toán kết quả
Mức độ thay đổi e của các thông số quy định ở 4.4 tính bằng phần trăm (%), được tính theo công thức:
trong đó:
x1 là giá trị đo được của các thông số sau:
độ bền kéo đứt của mẫu thử trước khi ngâm vào thuốc thử, tính bằng Niutơn trên milimét vuông;
độ dãn dài khi đứt của mẫu thử trước khi ngâm vào thuốc thử, tính bằng phần trăm;
độ cứng của mẫu thử trước khi ngâm vào thuốc thử, tính bằng IRHD;
khối lượng của mẫu thử trước khi ngâm vào thuốc thử, tính bằng gam.
x2 là giá trị đo được của các thông số sau:
độ bền kéo đứt của mẫu thử sau khi ngâm vào thuốc thử, tính bằng Niutơn trên milimét vuông;
độ dãn dài khi đứt của mẫu thử sau khi ngâm vào thuốc thử, tính bằng phần trăm;
độ cứng của mẫu thử sau khi ngâm vào thuốc thử, tính bằng IRHD;
khối lượng của mẫu thử sau khi ngâm vào thuốc thử, tính bằng gam.
Kết quả của phép thử là giá trị trung bình cộng của các kết quả thu được từ ba mẫu thử.
+ Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) kết quả thu được của các mẫu thử;
c) bất kỳ hiện tượng bất thường nào xảy ra ảnh hưởng đến quá trình thử nghiệm;
d) ngày, tháng, năm thử nghiệm.
Ghi nhãn
Trên mỗi chiếc giày, ủng phải được ghi nhãn rõ ràng và không tẩy xóa được với các thông tin sau:
a) kích cỡ;
b) dấu hiệu nhận biết của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối;
c) nước xuất xứ.