Gọi điện thoại
0976831869

So sánh VietGAP và GlobalGAP

Hiện nay, số lượng người dân mắc bệnh ung thư gia tăng không ngừng hàng năm. Tất cả cũng vì phần lớn do thức ăn chúng ta ăn hàng ngày không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, người tiêu dùng luôn quan tâm đến thực phẩm mà họ tiêu thụ phải đạt tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP. Vậy 2 tiêu chuẩn này là gì và cách so sánh VietGAP và GlobalGAP như thế nào để người dùng có thể phân biệt được?

Để so sánh VietGAP và GlobalGAP trước tiên chúng ta cùng hiểu 2 tiêu chuẩn này là gì.

Tiêu chuẩn VietGAP là gì?

Tiêu chuẩn VietGAP là cụm từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Vietnamese Good Agricultural Practices. Đây là tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Việt Nam. Tiêu chuẩn này dành cho các sản phẩm thuộc nhóm ngành trồng trọt, thủy sản hoặc chăn nuôi.

Tiêu chuẩn VietGAP đưa ra các yêu cầu để doanh nghiệp có thể xây dựng và áp dụng các quy trình từ sản xuất cho đến khâu xử lý, thu hoạch nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn của thực phẩm.

Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?

Nếu VietGAP là tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam thì GlobalGAP có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên toàn thế giới. Hay nói cách khác, GlobalGAP là tiền thân của VietGAP và là tiêu chuẩn toàn cầu đưa ra các yêu cầu, tiêu chí áp dụng tự nghiệp dành cho các thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản hoặc trồng trọt.

Tiêu chuẩn GlobalGAP đưa ra các yêu cầu, quy định cho cơ sở, đơn vị sản xuất phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm tra và giám sát chất lượng cũng như sự an toàn thực phẩm từ việc chọn nguồn nguyên liệu đầu vào, chọn giống, nguồn nước...cho đến khâu thu hoạch, bảo quản, vận chuyển.

Hiện nay, đã có hơn 100 tổ chức chứng nhận được chỉ định và cấp phép đánh giá chứng nhận GlobalGAP. 

Nếu một sản phẩm được cấp chứng nhận GlobalGAP thì điều đó chứng tỏ rằng mặt hàng đó đã được sản xuất với hệ thống vận hàng vô cùng khắt khe và đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

Sự khác nhau giữa VietGAP và GlobalGAP

So sánh VietGAP và GlobalGAP sẽ có một số điểm để phân biệt sự khác nhau giữa VietGAP và GlobalGAP. Cụ thể:

Về phạm vi áp dụng

- Các sản phẩm được cấp chứng chỉ GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.

- Các sản phẩm được cấp chứng chỉ VietGAP chỉ có giá trị và được thừa nhận tại Việt Nam.

Đối với các đối tác kinh doanh lớn hoặc nhà phân phối lớn sẽ thường ưu tiên các doanh nghiệp được cấp chứng nhận GlobalGAP hơn vì có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính như Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản...

Về điều kiện để đạt được chứng nhận

Đối với một sản phẩm muốn đạt được chứng chỉ GlobalGAP thì cần đáp ứng được 252 tiêu chuẩn. Cụ thể: 

- 127 tiêu chuẩn phải tuân thủ tới mức 95% để được chấp nhận;
- 89 tiêu chuẩn mang tính chất kiến nghị nhà sản xuất nên thực hiện;
- 36 tiêu chuẩn đòi hỏi phải tuân thủ 100%.

Trong khi đó, các nông sản chỉ cần phải thông qua 70 tiêu chí là có thể đạt được chứng chỉ VietGAP.

Về cách nhận biết sản phẩm đã đạt chứng nhận 

Đối với các nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP được nhận biết thông qua dấu chất lượng và giấy chứng nhận VietGAP.

Tuy nhiên, đối với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được dán nhãn với mã số GlobalGAP gồm 13 chữ số. Ngoài ra, những nông sản GlobalGAP được lưu trữ thông tin tại cơ sở dữ liệu toàn cầu của GlobalGAP giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Sự giống nhau giữa VietGAP và GlobalGAP

Tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP cũng có một số điểm giống nhau. Cụ thể:

Về đối tượng áp dụng

Bất cứ sản phẩm nào trong ngành thủy sản, trồng trọt hoặc chăn nuôi thì đều có thể áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP trong quá trình sản xuất đến khi lưu hành trên thị trường.

Về mục tiêu khi áp dụng

Các cơ sở, đơn vị xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP đều có mục tiêu là đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và an toàn nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời giúp đảm bảo phúc lợi cho người lao động, giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng và góp phần bảo vệ môi trường vì không dùng đến hóa chất độc hại.

Về lợi ích hướng tới

Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng một trong hai tiêu chuẩn này vào quá trình sản xuất sẽ đem lại những lợi ích như sau:

–   Chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận GlobalGAP là minh chứng đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh của thực phẩm;
–   Tạo dựng sự tin tưởng của người tiêu dùng/ đối tác kinh doanh về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp;
–   Góp phần phá vỡ những rào cản kỹ thuật khi muốn xâm nhập vào các thị trường nước ngoài;
–   Giảm thiểu chi phí trong việc xử lý các thực phẩm bị lỗi, hỏng;
–   Nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp;
–   Được xem xét miễn/ giảm các cuộc kiểm tra khi có giấy chứng nhận và dấu chứng nhận chất lượng. 
–   Đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng;
–   Nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Trên đây, ISOPRO đã giúp quý độc giả cách so sánh VietGAP và GlobalGAP. Hy vọng với những chia sẻ trên, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn được tiêu chuẩn phù hợp để áp dụng vào quy trình sản xuất của mình. Mọi thắc mắc về dịch vụ, sản phẩm, quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới số hotline: 0981 059 299 để được các chuyên gia của ISOPRO giải đáp miễn phí hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ.
 

Đăng ký dịch vụ

Họ tên (*)

Số điện thoại (*)

Email (*)

Dịch vụ

Đăng ký để nhận bản tin mới nhất !