Gọi điện thoại
0976831869

Danh sách 5 tổ chức chứng nhận ISO được công nhận - UY TÍN

Bây giờ doanh nghiệp bạn đã tạo ra hệ thống quản lý theo ISO của mình, đã đến lúc tìm kiếm chứng nhận. Điều đầu tiên bạn cần làm là chọn Tổ chức chứng nhận để thực hiện đánh giá của doanh nghiệp mình. Ngày nay, có rất nhiều Tổ chức chứng nhận để lựa chọn, vì vậy chọn một Tổ chức chứng nhận phù hợp với doanh nghiệp của bạn không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Bạn có thể xem danh sách các Tổ chức chứng nhận ISO dưới đây để được đăng ký với Tổ chức chứng nhận uy tín.

Hiểu về Tổ chức chứng nhận ISO

Tổ chức chứng nhận là các tổ chức (được thành lập hợp pháp) cung cấp đánh giá dựa trên tiêu chuẩn đã chọn của một doanh nghiệp, ví dụ như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, v.v...

Tổ chức chứng nhận sẽ trao chứng nhận cho doanh nghiệp để chứng minh rằng họ tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong tiêu chuẩn.

 

Tổ chức chứng nhận ISO là một bên thứ 3 độc lập, có năng lực, được chỉ định hợp pháp. Tổ chức có thể hoạt động dưới sự công nhận trong nước hoặc nước ngoài. Các Tổ chức chứng nhận có mặt trên toàn thế giới và xác minh việc tuân thủ của rất nhiều các tiêu chuẩn ISO về chất lượng, môi trường, sức khỏe, thực phẩm,...

Tránh các Tổ chức chứng nhận không được công nhận

Khi tìm cách đạt được chứng nhận ISO, các doanh nghiệp nên tránh các Tổ chức chứng nhận không được công nhận.

Tại sao?

Các Tổ chức chứng nhận không được công nhận thường cung cấp dịch vụ bao gồm cả tư vấn và chứng nhận. Không có Tổ chức chứng nhận ISO được công nhận chính thức nào sẽ cung cấp cả 2 loại dịch vụ này, vì khuôn khổ ISO quốc tế thừa nhận xung đột lợi ích rõ ràng khi một tổ chức đánh giá công việc của chính mình, đồng thời đưa ra lời khuyên về tư vấn.
Các Tổ chức chứng nhận không được công nhận và những tổ chức tuyên bố được công nhận mà không có trong danh sách được công nhận - có thể không phải chịu sự giám sát thường xuyên về hiệu suất, chất lượng và năng lực bởi cơ quan công nhận quốc gia như BoA - Văn phòng Công nhận Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ngoài ra, các Tổ chức chứng nhận không được công nhận (và những tổ chức tuyên bố được công nhận mà không có trong danh sách được công nhận) thường không hoạt động theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đặt ra các yêu cầu đối với Tổ chức chứng nhận (ví dụ: ISO/IEC 17021).

 

Để yên tâm, các doanh nghiệp nên đăng ký với ISOCERT - Hài hòa cùng thịnh vượng, là 1 Tổ chức chứng nhận được công nhận bởi BoA và cũng là địa chỉ đăng ký chứng nhận của nhiều doanh nghiệp mà ISOPRO nhận thấy trong các dự án tư vấn ISO.

ISOCERT đánh giá và chứng nhận cho các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn hệ thống quản lý trong nhiều ngành, từ chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn thông thông tin đến trách nhiệm xã hội,...

Làm thế nào để biết Tổ chức nào được chứng nhận ISO?

Đây là danh sách các Tổ chức chứng nhận ISO được công nhận:

Danh sách 5 tổ chức chứng nhận ISO được công nhận - UY TÍN

    (1) BSI

    Tên đầy đủ hoạt động tại Việt Nam: Công ty TNHH BSI Việt Nam

    Các lĩnh vực đăng ký chứng nhận:

    –   Hệ thống quản lý theo:

    1. TCVN ISO 14001/ISO 14001;
    2. TCVN ISO 9001/ISO 9001;
    3. OHSAS 18001;
    4. TCVN ISO 22000/ISO 22000;
    5. TCVN ISO 27001/ISO 27001;
    6. SA 8000;
    7. GMP;
    8. HACCP;
    9. TCVN ISO 50001/ISO 50001;
    10. TCVN ISO 13485/ISO 13485;
    11. ISO 45001 

     

    Địa chỉ: Phòng 1106, lầu 11, tòa nhà Citilight Tower, số 45, đường Võ Thị Sáu, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

    (2) Bureau Veritas

    Tên đầy đủ hoạt động tại Việt Nam: Công ty TNHH Bureau Veritas Certification (Việt Nam)

    Lĩnh vực:

    –   Chứng nhận Hệ thống quản lý theo:

    1. TCVN ISO 9001/ISO 9001;
    2. TCVN ISO 14001/ISO 14001;
    3. TCVN ISO 22000/ISO 22000;
    4. Chứng nhận sản phẩm
    5. Organic
    6. BAP
    7. Global GAP
    8. Hệ thống quản lý rừng bền vững
    9. TCVN ISO 13485/ISO 13485;
    10. TCVN ISO 50001/ISO 50001;

     

    Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Etown 1, 364 đường Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

    (3) SGS

    Tên đầy đủ hoạt động tại Việt Nam: Công ty SGS Việt Nam TNHH

    Lĩnh vực: 

    –   Chứng nhận Hệ thống quản lý theo:

    1. TCVN ISO 9001/ISO 9001;
    2. TCVN ISO 22000/ISO 22000;
    3. Global GAP

     

    Địa chỉ: Tầng 8, Tòa Nhà Báo Lao Động, 198 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

    (4) TUV NORD

    Tên đầy đủ hoạt động tại Việt Nam: Công ty TNHH TUV NORD Việt Nam

    Lĩnh vực: 

    –   Chứng nhận Hệ thống quản lý theo:

    1. TCVN ISO 9001/ISO 9001;
    2. TCVN ISO 14001/ISO 14001;
    3. TCVN ISO 22000/ISO 22000;
    4. CORSIA

     

    Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà T.I.D, số 4 Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

    (5) ISOCERT - Hài hòa cùng thịnh vượng

    Tên đầy đủ hoạt động tại Việt Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH QUỐC TẾ ISOCERT

    Các lĩnh vực đăng ký chứng nhận:

    –   Hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn:

    1. TCVN ISO 9001/ISO 9001;
    2. TCVN ISO 14001/ISO 14001;
    3. TCVN ISO 45001/ISO 22716TCVN ISO 13485;
    4. TCVN ISO 22000/FSSC 22000/BRC;
    5. HACCP/TCVN 5603;  
    6. TCVN 5764:1993;
    7. BS EN 50288-2-1:2013;
    8. TCVN 8389;
    9. Vietgap;  
    10. Hệ thống quản lý GMP;...

     

    –   Chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn)

    –   Chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy)

    ISOCERT được BoA công nhận xem chi tiết tại đây.

    # 0976389199 | contact@isocert.org.vn http://isocert.org.vn/

    Địa chỉ: 

    • Số 40, Lô 12 A, khu đô thị mới Định Công, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
    • Số 33, Đường A4, P.12, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Số 12, ngõ 810, đường Ngô Gia Tự, P.Thành Tô, Q. Hải An, TP.Hải Phòng
    • Biệt thự A5, Phú Gia COMPOUND, số 144 Ông Ích Khiêm, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
    • Số 30, Đường số 5, KDC Hiệp Thành 3, Khu 7, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, T.Bình Dương

    Cách chọn Tổ chức chứng nhận được công nhận

    ✔️
    Công nhận
     Cũng giống như các Tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra công ty của bạn để xác minh các quy trình của bạn, bản thân các tổ chức này cũng được cơ quan trung ương công nhận để đảm bảo họ tuân thủ các nguyên tắc của chứng nhận. Các tổ chức chứng nhận được công nhận nhiều nhất trong số này là từ BoA - Văn phòng Công nhận Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
    ✔️
    Chi phí chứng nhận
     

    Các Tổ chức chứng nhận có thể khác nhau đáng kể về mặt này. Đánh giá chứng nhận được thực hiện trong chu kỳ ba năm. Điều bạn cần tìm hiểu là chi phí của các dịch vụ sau:

    –   Đánh giá chứng nhận

    –   Đánh giá giám sát - đây là các cuộc đánh giá hàng năm. Tần suất của các cuộc đánh giá này được xác định bởi quy mô doanh nghiệp của bạn.

    –   Đánh giá chứng nhận lại - các cuộc đánh giá này được thực hiện ba năm một lần và toàn diện hơn các cuộc đánh giá giám sát.

    Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng chi phí thấp nhất không phải là lựa chọn tốt nhất. Lựa chọn dịch vụ chứng nhận hiệu quả với chi phí hợp lý mới là lựa chọn thực sự tối ưu.

    ✔️
    Thương hiệu & danh tiếng
     Một số Tổ chức chứng nhận có nhãn hiệu dễ nhận biết, có thể hấp dẫn khi xem xét sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên trang web. Tuy nhiên, một số Tổ chức chứng nhận hoạt động trong các thị trường ngách hoặc có danh tiếng cụ thể trong một ngành. Khi lựa chọn một Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp có thể nên xem xét phản hồi từ khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh về kinh nghiệm của họ đối với Tổ chức chứng nhận.
    ✔️
    Chi phí đi lại
     Chi phí đi lại và ăn ở có thể khác nhau giữa các Tổ chức chứng nhận. Tỷ lệ ngày, vị trí của các chuyên gia đánh giá là một cân nhắc quan trọng. Thông thường, bạn có thể yêu cầu các Tổ chức chứng nhận gộp chi phí đi lại trong báo giá của họ.
    ✔️
    Lời khuyên
     Lời khuyên tốt nhất của chúng tôi là yêu cầu các khuyến nghị của nhà tư vấn của bạn. Nhà tư vấn của bạn đã quen thuộc với nhiều dịch vụ chứng nhận khác nhau và có thể giúp bạn tìm kiếm dịch vụ chứng nhận hợp lý nhất cho doanh nghiệp của bạn.
    ✔️
    Mã QR-CODE
     

    Việc truy xuất nguồn gốc qua quét mã QR-CODE là 1 bước đi tiên phong thể hiện sự minh bạch và tự tin của Tổ chức chứng nhận. Doanh nghiệp cũng nên lựa chọn Tổ chức chứng nhận áp dụng mã QR-CODE trên giấy chứng nhận của tổ chức đó cấp cho doanh nghiệp.

    Hiện nay, theo kinh nghiệm qua quá trình tư vấn dự án ISO của chúng tôi, ở Việt Nam đã có Tổ chức chứng nhận đi tiên phong về áp dụng mã QR-CODE trên giấy chứng nhận như ISOCERT - Hài hòa cùng thịnh vượng.

    ✔️
    Các dịch vụ khác
     

    Bạn cũng nên xem xét các yêu cầu và kế hoạch phát triển trong tương lai khi tham gia vào một Tổ chức chứng nhận.

    Nhiều Tổ chức chứng nhận sẽ cung cấp dịch vụ đào tạo, đây có thể là một lợi thế thực sự cho một doanh nghiệp khi phát triển.

    Cần giúp đỡ để được đăng ký với Tổ chức chứng nhận?

    Tư vấn ISO có thể giúp bạn đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc chương trình bạn đã chọn trước khi chứng nhận cũng như giúp doanh nghiệp đăng ký với Tổ chức chứng nhận uy tín trong ngành.

    Nếu cần giúp đỡ trong việc triển khai để đạt được chứng nhận ISO hãy đăng ký dịch vụ tư vấn phù hợp của chúng tôi.

    Còn việc đăng ký với Tổ chức chứng nhận? Đừng lo, việc của bạn là cùng chúng tôi thực hiện và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận, chúng tôi sẽ giúp bạn kết nối với Tổ chức chứng nhận uy tín.

    Liên hệ: 0981059299 hoặc Email: contacts@isopro.edu.vn để được đăng ký tư vấn ISO và được chúng tôi hỗ trợ kết nối với Tổ chức chứng nhận uy tín.

    Đăng ký dịch vụ

    Họ tên (*)

    Số điện thoại (*)

    Email (*)

    Dịch vụ

    Đăng ký để nhận bản tin mới nhất !